AI là gì? Phân loại và ứng dụng thực tế của công nghệ AI

AI là gì? AI cũng như các sản phẩm ứng dụng AI đang ngày càng trở nên quen thuộc với chúng ta. Công nghệ trí tuệ đã và đang thay đổi cách chúng ta tương tác với thế giới xung quanh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá trí tuệ AI là gì, các loại AI và khái niệm và những ứng dụng thú vị của nó trong thực tế.

AI là gì?

AI là viết tắt của Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo), một lĩnh vực trong khoa học máy tính liên quan đến việc phát triển các hệ thống và máy tính có khả năng thực hiện các hoạt động mà trước đây chỉ có con người mới có thể thực hiện. Công nghệ AI nhắm mục tiêu đến việc tạo ra các hệ thống có khả năng mô phỏng các chức năng nhận thức, học tập, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định của con người.
trí tuệ nhân tạo là gì
AI là viết tắt của Artificial Intelligence

Trí tuệ nhân tạo đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm y tế, tài chính, xe tự động, dịch vụ khách hàng và nhiều lĩnh vực khác. Công nghệ AI cách mạng hóa các ngành công nghiệp và nâng cao cuộc sống hàng ngày của chúng ta theo nhiều cách. Khi công nghệ AI tiếp tục phát triển đến các mức độ cao hơn, các ứng dụng của nó dự kiến sẽ càng mở rộng hơn nữa, tác động đến nhiều khía cạnh của kinh tế – xã hội.

Cách hoạt động của trí tuệ nhân tạo AI là gì?

Khi khái niệm trí tuệ nhân tạo ngày càng phổ biến với mọi người thông qua tin tức và truyền hình, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực quảng bá rằng các sản phẩm của họ có sử dụng AI. Tuy nhiên thông thường, những gì mà các doanh nghiệp này gọi là “AI” thực chất chỉ là một phần của công nghệ AI, chẳng hạn như machine learning.

AI đòi hỏi một cơ sở phần cứng và phần mềm đặc biệt để viết và đào tạo các thuật toán học máy. Nhìn chung, các hệ thống AI hoạt động bằng cách tiếp nhận một lượng lớn dữ liệu đào tạo, phân tích dữ liệu để tìm kiếm sự tương quan và nhận định các mẫu. Sau đó chúng sử dụng những mẫu này để đưa ra dự đoán về trạng thái trong tương lai.

artificial intelligence
AI được đào tạo bằng lượng lớn dữ liệu

Lập trình AI tập trung vào các khía cạnh tư duy bao gồm:

  • Học tập: Lập trình AI tập trung vào việc thu thập dữ liệu và tạo ra các quy tắc để biến nó thành thông tin có thể thực hiện được. Những quy tắc này được gọi là thuật toán, cung cấp cho các thiết bị tính toán một hướng dẫn chi tiết để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể.
  • Khả năng suy luận: Khía cạnh này tập trung vào việc chọn lựa thuật toán phù hợp để đạt được kết quả mong muốn.
  • Tự sửa lỗi: Khía cạnh này được thiết kế để liên tục điều chỉnh các thuật toán và đảm bảo rằng chúng cung cấp kết quả chính xác nhất có thể.
  • Sáng tạo: Khía cạnh này của lập trình AI sử dụng mạng thần kinh (neural network), hệ thống dựa trên quy tắc, các phương pháp thống kê và các kỹ thuật AI khác để tạo ra hình ảnh, văn bản, âm nhạc và ý tưởng mới.

Ưu, nhược điểm của trí tuệ AI là gì?

Trí tuệ nhân tạo đang phát triển nhanh chóng, chủ yếu bởi vì AI có khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu nhanh hơn và đưa ra dự đoán chính xác hơn so với khả năng của con người. Trong khi một nhà nghiên cứu có thể cảm thấy choáng ngợp trước một lượng lớn dữ liệu, các hệ thống AI có thể nhanh chóng tiếp nhận dữ liệu đó và phát hiện các mẫu.

Ưu điểm của AI

AI sở hữu nhiều điểm mạnh nhờ khả năng thực hiện những tác vụ mà con người khó mà thực hiện và giúp người dùng tiết kiệm được nhiều thời gian.

  • Độ chính xác cao: AI đã thể hiện được khả năng cho ra kết quả có độ chính xác đáng ngạc nhiên trong các nhiệm vụ yêu cầu tập trung vào chi tiết. Ví dụ, nó đã được chứng minh là có khả năng tương đương hoặc thậm chí xuất sắc hơn các bác sĩ trong việc chẩn đoán các loại ung thư. AI cũng có thể phân tích hình ảnh y tế với mức độ chính xác cao, nhờ đó giúp phát hiện sớm các căn bệnh và cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân.
  • Rút ngắn thời gian cho các tác vụ nặng về dữ liệu: Trong các ngành làm việc với lượng dữ liệu lớn như ngân hàng, chứng khoán, dược phẩm và bảo hiểm, AI đã chứng minh năng lực của mình trong việc rút ngắn thời gian phân tích dữ liệu.
  • Tăng năng suất: Sự kết hợp giữa AI với công nghệ tự động hóa sẽ giúp các doanh nghiệp tăng năng suất. Kể từ đại dịch COVID-19, xu hướng sử dụng công nghệ tự động hóa tích hợp của AI đã tăng đáng kể. Xu hướng này được dự kiến sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
  • Tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa: AI đóng vai trò quan trọng trong việc cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng. Bằng cách phân tích dữ liệu và hành vi của khách hàng, AI có thể điều chỉnh thông điệp, quảng cáo, gợi ý sản phẩm và giao diện trang web theo sở thích của từng cá nhân. Cá nhân hóa không chỉ nâng cao sự hài lòng của khách hàng mà còn thúc đẩy tỷ lệ tương tác và chuyển đổi tốt hơn.
  • Khả dụng 24/7: Khác với con người, AI không cần phải nghỉ ngơi và có thể hoạt động 24/7. Các công cụ hoặc phần mềm AI không cần thời gian nghỉ hoặc ngủ nhưng vẫn có thể đảm bảo được hiệu quả công việc.
trí tuệ nhân tạo ai
AI không cần nghỉ ngơi như con người

Nhược điểm của AI

Tính đến hiện tại, công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) đã mang lại nhiều ưu điểm lớn trong nhiều lĩnh vực, nhưng cũng đi kèm với nhiều nhược điểm và thách thức:

  • Chi phí cao: Xây dựng và duy trì các hệ thống AI đòi hỏi một nguồn tài chính không nhỏ. Doanh nghiệp sẽ cần rất nhiều thời gian và tiền bạc để phát triển, triển khai và duy trì hệ thống AI. Phần cứng và phần mềm cần phải luôn được cập nhật để đáp ứng các yêu cầu mới, điều này làm tăng chi phí.
  • Gia tăng tình trạng thất nghiệp: Một trong những lo ngại lớn nhất về AI là nó có thể thay thế con người hoàn toàn trong một số ngành công nghiệp. Đặc biệt trong các ngành sử dụng robot và tự động hóa, nhiều công việc đơn giản có thể bị thay thế bởi máy móc. Từ đó làm gia tăng tình trạng thất nghiệp nhắm đến đối tượng là những lao động không có trình độ cao.
  • Lạm dụng AI: Các ứng dụng AI giúp tự động hóa nhiều công việc đơn giản và tẻ nhạt. Tuy nhiên việc lạm dụng AI có thể dẫn đến việc con người không muốn vận dụng trí óc và sự sáng tạo của họ cho những công việc hàng ngày. Dần dần, sự phụ thuộc quá mức vào AI có thể gây ra vấn đề cho sự phát triển về kỹ năng của người dùng.
  • Không có đạo đức: AI không có đạo đức và hiểu được điều gì đúng hay điều gì sai. Do đó, sự phát triển quá mức của AI dẫn đến lo ngại về việc AI có thể bị lợi dụng cho những hoạt động đe dọa đến con người hoặc khủng bố và tấn công mạng.
  • Không hiểu được cảm xúc: AI không có khả năng hiểu được những cảm xúc của con người và không biết cách để phản ứng với những cảm xúc đó. Trong những công việc đòi hỏi phải giao tiếp, kết nối và tư duy theo nhóm, Ai chưa thể thay thế được con người.
  • Không thể cải thiện mà không có sự can thiệp con người: AI hoạt động dựa trên các thuật toán và mô hình đã được lập trình trước, không thể tự cải thiện hoặc thay đổi mà không có sự can thiệp của con người. Do đó, các hệ thống AI vẫn cần được theo dõi và cải thiện bởi con người.
công nghệ AI
AI có thể khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên

4 loại công nghệ AI

AI hiện nay có thể được chia thành 4 loại dựa vào mức độ phức tạp của các tác vụ mà mỗi loại có thể thực hiện. 4 loại AI bao gồm:

  • Reactive machines
  • Limited memory
  • Theory of mind
  • Self awareness

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về mỗi loại AI.

1. Reactive Machines

Reactive Machines (Bộ máy phản ứng) là hệ thống trí tuệ nhân tạo không có bộ nhớ và chỉ có thể thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Điều này có nghĩa rằng với dữ liệu đầu vào giống nhau thì bạn sẽ luôn nhận được cùng dữ liệu đầu ra. Các mô hình học máy (machine learning) thường là các bộ máy phản ứng vì chúng sử dụng dữ liệu của khách hàng, như lịch sử mua sắm hoặc tìm kiếm, và sử dụng nó để gợi ý cho khách hàng.

Con người không thể xử lý một lượng lớn dữ liệu, ví dụ như toàn bộ lịch sử xem phim Netflix và đưa ra đề xuất được cá nhân hóa. Tuy nhiên, vì không có bộ nhớ nên hệ thống AI này không thể dựa vào trải nghiệm trong quá khứ để thay đổi hành động trong thời gian thực. Khác với bộ máy phản ứng, con người có thể rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ và hành động khác đi nếu phải đối diện với tình huống tương tự.

trí tuệ ai là gì
AI bộ máy phản ứng chỉ có thể phản ứng tùy theo dữ liệu đầu vào

2. Limited Memory

Limited Memory (Bộ nhớ hạn chế) là loại trí tuệ nhân tạo ở cấp độ phát triển cao hơn bộ máy phản ứng. Khác với các bộ máy phản ứng chỉ có thể phản ứng với đầu vào hiện tại mà không có khả năng lưu trữ dữ liệu, loại AI này lưu trữ dữ liệu và dựa vào dữ liệu quá khứ để tìm ra các hình mẫu và dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai. Do đó, AI có bộ nhớ hạn chế có thể thông minh hơn khi được cung cấp nhiều dữ liệu hơn trong quá trình đào tạo.

Trí tuệ nhân tạo có bộ nhớ hạn chế phức tạp hơn so với các bộ máy phản ứng. Loại hình AI này thường được sử dụng trong các tình huống cần nhận biết các hình mẫu trong lượng lớn dữ liệu. Các hệ thống AI có bộ nhớ hạn chế tiến triển và cải thiện theo thời gian khi chúng được liên tục đào tạo trên dữ liệu mới. Nhờ đó, chúng trở nên linh hoạt hơn và có khả năng xử lý nhiều nhiệm vụ hơn.

3. Theory of mind

Theory of mind (Lý thuyết về tâm trí) tính tới thời điểm viết bài vẫn còn là một lý thuyết. Trình độ công nghệ hiện nay của chúng ta vẫn chưa thể tạo ra hệ thống trí tuệ nhân tạo ở cấp độ này. Trong khi đó, hai cấp độ đầu tiên là bộ máy phản ứng và bộ nhớ hạn chế đã được phát triển và ứng dụng trong thực tế.

trí tuệ nhân tạo ai là gì
AI ở cấp độ Theory of mind có thể hiểu được cảm xúc con người

Theo lý thuyết, loại AI này sẽ có khả năng thấu hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của con người. Điều này có nghĩa là AI có thể chịu ảnh hưởng bởi cảm xúc của con người và điều này có thể làm chúng thay đổi hành vi và cách phản ứng. Nếu nó được phát triển, hệ thống AI này có thể hiểu được ý định và dự đoán hành vi con người.

4. Self awareness

Loại AI cuối cùng – đỉnh cao của trí tuệ nhân tạo được gọi là Self awareness (Tự nhận thức). AI tự nhận thức được cho là có khả năng nhận thức đầy đủ về bản thân giống như con người. Trí tuệ nhân tạo tự nhận thức không chỉ có khả năng xử lý dữ liệu và đưa ra quyết định mà còn có khả năng nhận thức về quá trình tư duy của mình.

Hiện tại, trí tuệ nhân tạo tự nhận thức cũng giống như AI lý thuyết về tâm trí – là một khái niệm lý thuyết và chúng ta chưa đạt được sự phát triển công nghệ và khoa học cần thiết để phát triển các hệ thống ở mức độ đó. AI tự nhận thức cũng đại diện cho trình độ nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo cao cấp và thách thức nhất.

Những ví dụ thực tế về AI là gì?

AI được ứng dụng trong nhiều thiết bị và ngành nghề trong thực tế. Sau đây là một số ví dụ giúp bạn hiểu được những ứng dụng của AI trong thực tế.

ChatGPT

ChatGPT là một chatbot AI có khả năng tạo ra nội dung viết đa dạng, từ bài luận cho đến viết mã code và trả lời cho các câu hỏi đơn giản. Được ra mắt vào tháng 11 năm 2022 bởi OpenAI, ChatGPT sử dụng học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên để tương tác với người dùng thông qua việc viết và trả lời câu hỏi. Hiện nay, ChatGPT đã có ứng dụng di động cho thiết bị iOS vào tháng 5 năm 2023 và cho thiết bị Android vào tháng 7 năm 2023.

Khám phá thêm về: ChatGPT là gì? Cách hoạt động và những ưu điểm vượt trội

trí tuệ nhân tạo là gì
ChatGPT đã có phiên bản ứng dụng di động

Google Maps

Google Maps là một ứng dụng dử dụng công nghệ AI và các thuật toán học máy để cung cấp các dịch vụ định vị và điều hướng. Cụ thể, Google Maps sử dụng dữ liệu vị trí từ điện thoại di động người dùng cũng như thông tin do người dùng báo cáo để đánh giá tình trạng giao thông và dự đoán đường đi nhanh nhất. Dựa trên dữ liệu vị trí và dự đoán giao thông, Google Maps còn tính toán thời gian để người dùng đến được điểm đến.

Để có Google Maps, bạn cần có tài khoản Google, tìm hiểu tại: 2 Cách Tạo Tài Khoản Google Trên Máy Tính, Điện Thoại

Trợ lý thông minh

Các trợ lý cá nhân thông minh như Siri, Alexa và Cortana sử dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để hiểu được yêu cầu của người dùng và phản ứng với các yêu cầu đó. Trợ lý thông minh có khả năng tìm kiếm thông tin trực tuyến và đưa ra gợi ý dựa trên các yêu cầu của người dùng. Chẳng hạn, bạn có thể hỏi Siri để tìm kiếm thông tin về thời tiết, lịch làm việc, hoặc đặt câu hỏi về chủ đề cụ thể.

Xe tự lái

Xe tự lái là một ví dụ dễ nhận biết khác của AI. Xe tự lái được trang bị nhiều cảm biến như radar, lidar, máy ảnh, và bộ cảm biến khác. Những cảm biến này liên tục thu thập dữ liệu về môi trường xung quanh xe, bao gồm thông tin về đối tượng, con người, đường đi, biển báo giao thông, và các điều kiện khác.

ai trí tuệ nhân tạo là gì
Xe tự lái có khả năng nhận diện tuyến đường

Dữ liệu được thu thập được truyền đến các hệ thống AI trên xe, nơi mà các thuật toán học máy phân tích và xử lý thông tin. AI sẽ xác định các đối tượng xung quanh, vị trí của xe, tốc độ và hướng di chuyển. Dựa trên dữ liệu thu thập được và thông tin về môi trường xung quanh, hệ thống AI sẽ đưa ra quyết định về cách lái xe an toàn và hiệu quả nhất.

Lời kết

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu AI là gì và cách phân loại AI. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích và tiềm năng tuyệt vời, nhưng cũng có những thách thức và vấn đề đạo đức liên quan đến AI cần được cân nhắc cẩn thận. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được trí tuệ nhân tạo AI là gì và những kiến thức liên quan. Đừng quên chia sẻ bài viết của Website Bán Hàng nếu thấy hay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *